Yoga là gì? Nguồn gốc, lịch sử và lợi ích với của Yoga

Yoga là gì? Nguồn gốc, lịch sử và lợi ích với của Yoga

Có thể chưa hiểu Yoga là gì nhưng nhiều người đã nghe về những lợi ích tuyệt vời mà yoga mang đến như: duy trì vóc dáng, rèn luyện sự dẻo dai, tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể,…. Vậy cùng bài viết sau tìm hiểu kỹ hơn về Yoga để xác minh những thông tin trên.

1. Yoga là gì? Nguồn gốc Yoga là gì?

Yoga là tên gọi của một bộ môn luyện tập khá toàn diện cho cả thân và tâm. Tập yoga có nghĩa là chúng ta sẽ tiến hành tập luyện những tư thế (asana) có tác dụng hợp nhất tinh thần và thể chất theo đúng tinh thần của từ yoga. Điều chính yếu nhất của tập yoga là sự kỷ luật, kiên nhẫn và bền bỉ. 

Yoga – Phương pháp duy trì vóc dáng, sức khỏe và cải thiện tinh thần hiệu quả

Cho đến nay, nguồn gốc của yoga vẫn là một sự tranh cãi nhưng quan điểm yoga xuất phát từ Ấn Độ lại được khá nhiều người đồng tình. Trong đó, yoga là một trong sáu trường phái triết lý của Ấn Độ và xuất hiện vào khoảng 5000 năm trước. 

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng cho điều này dựa trên cuộc khảo cổ tại thung lũng Indus Saraswati ở miền Bắc Ấn Độ.  Ngoài ra, cũng có một số khác thì cho rằng, Yoga đã có từ 10000 năm trước rồi.

2. Ý nghĩa của việc tập Yoga là gì?

Đến nay, vẫn còn nhiều người cho rằng, Yoga bao gồm những động tác, tư thế uốn dẻo kỳ lạ. Nhưng thực chất, Yoga là những động tác, tư thế giúp cho người tập cải thiện cả về tinh thần lẫn thể chất.

Để theo đuổi bộ môn này, bạn cần kiên trì, kỷ luật để đồng nhất giữa tâm trí và cơ thể. Từ đó bạn có thể tập trung, giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và vóc dáng hiệu quả.

3. Phân loại các loại hình yoga phổ biến

Yoga chủ yếu được chia ra 7 loại và có sự khác nhau về độ khó, khía cạnh tập trung.

Iyengar Yoga

Đối với những ai mới tập Yoga thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thắt lưng hay gối ôm để điều chỉnh tư thế cho chính xác nhất.

Hatha Yoga

Hatha Yoga là bài tập Yoga kết hợp kỹ thuật thở với các tư thế giúp căng các cơ trên cơ thể. Các tư thế này có thể thực hiện khi đứng, nằm hay ngồi và việc kiểm soát hơi thở sẽ giúp bạn thư giãn cơ bắp và tập trung vào suy nghĩ.

Hatha Yoga

Ashtanga Yoga

Loại hình Ashtanga Yoga này tập trung vào sự điều hòa hơi thở bằng cả cơ thể, bạn phải thực hiện liên tục một loạt các tư thế Yoga.

Ashtanga Yoga

Kundalini Yoga

Kundalini Yoga là loại Yoga tập trung vào thiền, hơi thở và tụng kinh để giải phóng năng lượng trong cuộc sống và luyện tập tinh thần.

Kundalini Yoga

Sivananda Yoga

Sivananda Yoga dựa trên 5 nguyên tắc là tập thể dục đúng cách, tập thở đúng cách, thư giãn đúng cách, chế độ ăn uống thích hợp, tư duy tích cực và thiền.

Kundalini Yoga

Bikram Yoga

Khi luyện tập loại hình Yoga này, bạn sẽ ngồi trong 1 căn phòng rất nóng, nhiệt độ lên đến 40 độ C. Cho nên, bạn cần cân nhắc khi theo đuổi bộ môn này.

Bikram Yoga

Power Yoga

Power Yoga là loại hình Yoga khó nhất. Các bài tập là sự kết hợp giữa Yoga và thể dục nhịp điệu. Người tập sẽ thực hiện một chuỗi tư thế nhịp nhàng theo từng hơi thở và nhờ đó sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ thể cũng như sự linh hoạt và khả năng thăng bằng.

Power Yoga

4. Những điều chỉ có ở Yoga

Hiện nay, để rèn luyện sức khỏe, bạn có rất nhiều sự lựa chọn, và sau đây là những điều bạn chỉ có thể có được khi tập Yoga cần cân nhắc:

Yoga giúp hòa quyện cơ thể và tâm hồn

Một sự khác biệt giữa nữa khi bạn tập Gym so với Yoga là khi tập Gym sẽ chú trọng vào vận động dưới sự hỗ trợ của những công cụ để tác động vào từng nhóm cơ. Còn với Yoga sẽ tập trung vào những chuyển động nhẹ của cơ thể, chú trọng vào từng nhịp thở, vận động từ bên trong, xua tan các suy nghĩ tiêu cực và phức tạp. Người luyện tập Yoga sẽ cảm thấy cơ thể và tâm hồn hòa làm một thể thống nhất.

Yoga giúp điều tiết suy nghĩ

So với các bộ môn khác giúp giải tỏa stress nhờ vận động nhiều thì Yoga sẽ tác động giúp triệt để loại bỏ cả những suy nghĩ tiêu cựcnbằng việc điều chỉnh suy nghĩ. Những buổi tập Yoga với các tư thế Hatha Yoga hay Vinyasa Yoga, Yoga Bay buộc cơ thể và tinh thần phải thả lỏng. Từ đó có thể giúp bạn gác lại những suy nghĩ tích cực và cảm thấy thoải mái hơn.

Yoga giúp điều tiết suy nghĩ hiệu quả

Yoga hỗ trợ chữa trị các bệnh lý thường gặp

Theo nghiên cứu, Yoga có tác dụng hỗ trợ điều trị những bệnh lý như mất ngủ kinh niên hay chứng đau mỏi cổ vai gáy. Ngoài ra, Yoga còn giúp giảm cân, ngăn chặn bệnh béo phì giúp ngăn chặn bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường và những bệnh lý nguy hiểm khác.

5. Lợi ích khi tập Yoga

Cải thiện tình trạng sức khỏe

Về mặt thể chất, Yoga có tác dụng giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Việc duy trì tập luyện thường xuyên còn giúp tăng sức bền, sự linh hoạt và khả năng thăng bằng. Ngoài ra, Yoga còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, tuần hoàn và xương khớp khỏe mạnh.

Giúp rèn luyện tâm trí

Việc tập luyện các tư thế Asana sẽ giúp con người trở nên bình tĩnh, tăng khả năng tập trung và đặc biệt trở nên điềm đạm hơn. Bên cạnh đó, Yoga còn có yếu tố thiền định giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực để tâm hồn người tập cảm thấy bình yên hơn.

Giảm stress, trầm cảm

Có những nghiên cứu khoa học cho rằng, người bị trầm cảm đã cảm thấy mình trở nên tốt hơn nhờ tập luyện yoga thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi cũng giảm rõ rệt nhờ tập yoga.

Cải thiện vóc dáng

Những bài tập của Yoga tuy chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm cân, duy trì vóc dáng khi luyện tập ở chế độ phù hợp và đều đặn.

Làm chậm quá trình lão hóa

Thực tế, việc thực hiện các tư thế Asana sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giúp làn da trở nên săn chắc và tươi tắn, hạn chế các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn hoặc sạm da. Bên cạnh đó, yoga cũng giúp cải thiện các chức năng khác của cơ thể như thải độc, sinh lý, tiêu hóa,… giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và trẻ trung.

6. Các thắc mắc khi tập Yoga

Việc chọn được phương pháp phù hợp có tác động rất lớn đến hiệu quả tập luyện. Sau đây là những vấn đề được nhiều người tập Yoga quan tâm. 

6.1. Làm sao để chọn loại hình Yoga phù hợp

Trước khi quyết định tập luyện, bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp đó, mục đích hướng đến là gì vì mỗi bài tập trong bộ môn Yoga sẽ có những loại hình, động tác khác nhau để phù hợp với từng người. Nếu là người mới, bạn nên tìm cho mình một người có chuyên môn, kinh nghiệm để được hướng dẫn chính xác hơn.

6.2. Làm sao để giữ an toàn khi tập Yoga

Việc chấn thương khi tập luyện vẫn thường xảy ra khi bạn tập luyện không đúng cách. Đặc biệt là những bài tập Yoga nâng cao cần có kỹ năng. Để hạn chế vấn đề này, bạn nên:

  • Khởi động trước để làm nóng, cơ thể được mềm dẻo, linh hoạt hơn.
  • Bạn có thể sử dụng thảm Yoga để tăng độ bám sàn giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn, tránh gây chấn thương đối với những bài tập cần giữ thăng bằng. 
  • Khi tập luyện, hãy chọn trang phục gọn gàng, thoải mái để tránh mất tập trung.
  • Không tập quá sức, nghỉ ngơi đúng lúc.
Để tránh chấn thương khi tập luyện, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.

6.3. Tập Yoga vào lúc nào là tốt nhất?

Về thời điểm tập Yoga lý tưởng nhất là vào sáng sớm hoặc tối muộn. Những lúc này sẽ hỗ trợ thêm cho việc tập luyện khi có không gian yên tĩnh, thời tiết mát mẻ, giúp bạn tập trung hơn và cũng là thời gian rãnh sau giờ làm của mọi người.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm những thông tin về Yoga là gì? Nguồn gốc, lịch sử và lợi ích với của Yoga để tìm cho mình một phương pháp rèn luyện sức khỏe và vóc dáng phù hợp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore
Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.
Yoga cho người mới tại Gò Vấp

Yoga cho người mới tại Gò Vấp

Yoga cho người mới tại Gò Vấp Yoga thêm gắn kết, vui khoẻ mỗi ngày tại Ocean Gym! Với hằng…
Điểm khác biệt giữa học viên nam và nữ trong thực hành yoga? Ai là đối tượng phù hợp?

Điểm khác biệt giữa học viên nam và nữ trong thực hành yoga? Ai là đối tượng phù hợp?

Có thể bạn chưa biết, tỉ lệ giáo viên yoga tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đa…

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM PHÒNG TẬP