Gym là bộ môn tập luyện phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu đang cần hạn chế vận động thì liệu đây có phải là phương pháp an toàn? Cùng OCEAN GYM tìm hiểu về chủ đề Bà bầu tập gym và những điều cần lưu ý với bài viết sau:
1. Những lợi ích tuyệt vời khi tập gym đối với bà bầu
Việc tập gym đúng cách trong giai đoạn mang thai có thể đem đến cho mẹ bầu những lợi ích như:
- Giúp cải thiện hiệu quả tâm trạng mẹ bầu vì trong giai đoạn này các mẹ rất dễ cáu gắt, mệt mỏi và căng thẳng, nhưng khi luyện tập sẽ tiết ra chất Endorphins giúp mẹ bầu thoải mái và hạnh phúc hơn.
- Tập luyện chăm chỉ sẽ giúp chị em kiểm soát được cân nặng của mình.
- Giấc ngủ cải thiện hơn và sâu hơn.
- Tiêu hóa tốt hơn, hạn chế được táo bón.
- Dẻo dai hơn, tính chịu đựng tốt để hỗ trợ trong quá trình sinh.
- Giảm được cao huyết áp, giảm sinh non cho mẹ bầu.
- Ngăn chặn giãn tĩnh mạch, trĩ hay đường máu cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà các mẹ bầu cần đặt biệt lưu ý về chế độ, bài tập và dinh dưỡng, các bạn nên nhờ đến huấn luyện viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao khi tập luyện.
2. Những điều bà bầu tập gym cần lưu ý
Mẹ bầu hãy nhớ tuân thủ những nguyên tắc an toàn trong khi tập thể dục để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé:
Mẹ bầu tập thể dục cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ
Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu, tiếp tục hoặc thay đổi bất kì một thói quen thể dục nào. Mẹ nên nhớ yếu tố an toàn cần được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn việc tập luyện do đó cần chọn cho mình bộ môn thể thao phù hợp.
Ăn đủ chất và cung cấp đủ lượng calo
Mẹ sẽ tăng cân một cách tự nhiên khi mang bầu, số cân nặng cần đạt khi mang thai phụ thuộc vào số cân nặng trước khi mang thai của mẹ.
Một lượng calo sẽ bị đốt cháy khi mẹ bầu tập thể dục, vì vậy thai phụ cần bổ sung thực đơn dinh dưỡng để bù lại lượng calo đã mất, giúp nuôi dưỡng và cung cấp đủ chất cho cơ thể.
Không tập các môn thể thao nguy hiểm
Các môn thể thao có thể khiến mẹ mất cân bằng và ngã như cưỡi ngựa, lướt sóng, thể dục dụng cụ, đạp xe leo núi… thì mẹ bầu nên tránh xa. Ngoài ra nên tránh những môn đòi hỏi tốc độ di chuyển nhanh và thay đổi hướng đột ngột như cầu lông, đá cầu…
Mặc quần áo phù hợp
Mẹ bầu tập thể dục cần lựa chọn quần áo rộng và thoáng khí, nên mặc nhiều lớp để khi nóng có thể cởi ra hoặc mặc thêm khi lạnh. Nếu chân bị phù nề, hãy thay đổi giày có size vừa chân hơn để thoải mái trong khi tập luyện.
Khởi động kỹ trước khi tập luyện
Không khởi động trước khi tập luyện sẽ khiến cơ và dây chằng bị căng lên, có thể làm mẹ bị chuột rút và gây đau nhức hơn sau khi tập luyện. Do đó mẹ bầu cần khởi động kỹ các cơ và các khớp trước khi tập thể dục và tăng nhịp tim từ từ trước khi chuyển sang vận động nhanh hơn.
Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập thể dục
Mẹ bầu tập thể dục có thể làm mẹ toát mồ hôi và bị mất một lượng nước nhất định. Mất nước quá nhiều có thể dẫn đến giảm lượng máu đến nhau thai, tăng nguy cơ tăng nhiệt và nghiêm trọng hơn là gây ra các cơn co thắt.
Tránh nằm ngửa
Khi mang thai sau 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ nên tránh tư thế nằm ngửa vì có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ, giảm lưu lượng máu đến tim, não và tử cung dẫn đến tình trạng chóng mặt, khó thở, buồn nôn. Trong quá trình mang thai, mẹ có thể tránh bài tập yoga nằm ngửa, thay vào đó nên đi bộ hoặc tập thiền cho thoải mái.
Di chuyển liên tục
Đứng một chỗ quá lâu có thể khiến lưu lượng máu đến tim và tử cung giảm đi, kéo theo việc ứ đọng máu ở chân, hạ huyết áp và gây chóng mặt. Do đó mẹ bầu hãy thay đổi tư thế, đổi vị trí hoặc đi bộ tại chỗ nhé.
Mẹ bầu tập thể dục, tránh vận động quá sức
Mẹ bầu tập thể dục nên có giới hạn, không nên tập đến khi kiệt sức. Đặc biệt, mẹ cần lắng nghe cơ thể của chính mình và dừng lại nếu thấy điều gì đó không ổn.
Không luyện tập trong nhiệt độ cao hoặc độ ẩm lớn
Nhiệt độ cơ thể của phụ nữ mang thai thường cao hơn so với bình thường, đặc biệt khi tập thể dục có thể dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột. Đây chính là lý do mẹ bầu cần tránh tập thể dục trong điều kiện nóng ẩm.
Đứng dậy một cách chậm rãi
Bụng to ra khiến cơ thể mẹ thay đổi nên cần phải cẩn thận hơn khi thay đổi vị trí. Không nên đứng dậy quá nhanh sẽ bị chóng mặt, mất thăng bằng và ngã. Vì vậy, mẹ bầu tập thể dục cần tránh bài tập đứng lên ngồi xuống vì có thể sẽ làm mẹ kiệt sức hoặc chóng mặt.
Hạ nhiệt để ổn định lại nhịp tim sau khi tập luyện
Nếu mẹ bầu tập thể dục với những bài chạy hoặc tập cường độ cao, sau mỗi buổi tập, mẹ hãy đi bộ nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút và thực hiện một số động tác kéo giãn cơ để giúp mẹ ổn định lại nhịp tim.
Mẹ bầu tập thể dục – Nên duy trì thường xuyên
Cố gắng duy trì thể dục thường xuyên sẽ mang lại tác dụng tốt hơn so với việc tập luyện gián đoạn. Mẹ bầu tập thể dục có thể tạo thói quen bằng cách tập luyện cùng bạn bè, người thân vì lúc này mẹ bầu sẽ có nhiều động lực hơn hoặc tham gia vào các câu lạc bộ yoga hoặc tập thể hình nhẹ nhàng để tìm cho mình một người bạn cùng tập luyện.
3. Khi nào bà bầu nên ngừng tập gym
Nếu trong quá trình mang thai, khi tập gym mẹ bầu có những biểu hiện dưới đây thì hãy dừng tập, nhờ người hỗ trợ đến ngay bệnh viện thường khám kiểm tra kỹ lại mẹ nhé!
- Biểu hiện chảy máu âm đạo
- Nhức đầu dù nhẹ hay nặng
- Buồn nôn khi tập
- Đau bụng dưới
4. Những lưu ý khi bà bầu tập gym theo từng giai đoạn
Tùy vào từng thời điểm mà việc tập gym cần được điều chỉnh để phù hợp.
4.1. Trong 3 tháng đầu
Bạn có thể tập tạ bình thường, tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất bạn nên đăng ký học các khóa Yoga cho mẹ bầu hoặc Pilates cho mẹ bầu sẽ tốt hơn. Và trong quá trình tập hãy giảm cường độ luyện tập nếu thấy hơi mệt.
4.2. Trong 3 tháng giữa
Trong thời gian này, trái tim của mẹ sẽ phải co thắt nhiều để bơm oxy cho các bộ phận và đặc biệt cho bé. Do vậy hãy giảm cường độ tập Cardio và tránh xa các bài tập uốn lưng nhé.
4.3. Trong 3 tháng cuối
Giai đoạn này căng thẳng đây, các khớp xương dễ bị tổn thương hãy cẩn thận khi nâng tạ hoặc bỏ qua máy tạ nếu có thể. Bộ môn bơi hay đi bộ cũng tuyệt vời trong thời gian này.
Vừa rồi là những thông tin liên quan đến việc Bà bầu tập gym và những điều cần lưu ý. Đây là thời điểm các mẹ bầu cần chú ý nhiều yếu tố cả về dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể và vận động. Nên khi tập luyện, bạn nên có một người giám sát giàu kinh nghiệm để đảo an toàn cho mình và có được những bài tập phù hợp nhé!